Tỉnh Gia Lai không chỉ sở hữu những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, những khu bảo tồn thiên nhiên phong phú, mà còn là nơi hội tụ của những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên sức hút du lịch hấp dẫn. Vậy vị trí địa lý Gia Lai ở đâu? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu chung về tỉnh Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc phía bắc vùng Tây Nguyên, nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên. Tỉnh có diện tích 15.510,13 km², thuộc vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên. Gia Lai là tỉnh có địa hình đa dạng, từ những dãy núi cao, hiểm trở đến những thung lũng rộng lớn, tạo nên phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Lịch sử hình thành và phát triển
Tỉnh Gia Lai được thành lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 sau khi tách tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Trung tâm thành phố của Gia Lai là Pleiku. Tính đến tháng 4/2019, Gia Lai có hơn 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, và 5 tôn giáo được nhà nước công nhận.
Trong đó chiếm nhiều nhất là người Kinh với tỷ lệ hơn 53%, còn lại là người Jrai chiếm 30,37%, người Bahar chiếm 12,51%, và hơn 3,35% là các dân tộc khác như Ê đê, Xơ Đăng, Tày, Thái, Nùng, Dao, Mông…
Đơn vị hành chính của Gia Lai
Tỉnh Gia Lai được tổ chức thành 17 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (TP. Pleiku), 2 thị xã (thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa) và 14 huyện (bao gồm: Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, K’Bang, Kông Chro, Đắk Đoa, Đak Pơ, Krông Pa, Mang Yang, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Pưh)
Vị trí địa lý của Gia Lai
Gia Lai nằm ở vị trí chiến lược, thuận lợi cho giao thương, trao đổi văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Vị trí địa lý cụ thể
- Tọa độ: trải dài từ 12°58’20” đến 14°36’30” vĩ bắc, từ 107°27’23” đến 108°54’40″kinh đông
- Vùng: Thuộc vùng Tây Nguyên, Tây Nguyên thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
- Phía Bắc: Tỉnh Kon Tum
- Phía Đông: Tỉnh Bình Định
- Phía Tây: Tỉnh Kampong Cham và tỉnh Mondulkiri (Campuchia)
- Phía Nam: Tỉnh Đăk Lăk
- Phía Đông Bắc: Tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Đông Nam: Tỉnh Phú Yên
Ý nghĩa về vị trí địa lý
Vị trí địa lý thuận lợi giúp Gia Lai trở thành trung tâm kết nối các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cửa ngõ giao thương mang lại nhiều lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và du lịch. Gia Lai có hệ thống đường bộ phát triển, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Quốc lộ 14, 19 là tuyến đường huyết mạch, kết nối Gia Lai với Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Định. Ngoài ra, tỉnh đang đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh, huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phát triển du lịch. Gia Lai còn có sân bay Pleiku, kết nối tỉnh với các thành phố lớn trong nước.
Gia Lai là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, từ văn hóa Kinh đến văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo nên nét văn hóa bản địa đặc sắc. Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của cảnh quan đã thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch di chuyển đến các điểm du lịch trong tỉnh.
Tiềm năng phát triển của Gia Lai
Tiềm năng phát triển nông nghiệp
Gia Lai có diện tích đất phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều… Tỉnh có thể nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
Bên cạnh đó các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Tỉnh có thể đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay tỉnh định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn.
Tiềm năng phát triển du lịch
Là phố núi nổi tiếng có nhiều khu vực rừng núi, thác nước, hồ đẹp, phù hợp để phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh có thể đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Gia Lai có nền văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, với nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống… phù hợp phát triển du lịch văn hóa, giới thiệu nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số đến với du khách. Ngoài ra, khí hậu mát mẻ, trong lành tại đây đặc biệt phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Tiềm năng phát triển công nghiệp
Sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng với trữ lượng tốt, Gia Lai đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng bền vững, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu phát triển hạ tầng và đô thị.
Ngoài ra tỉnh có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.
Đặc sản Gia Lai không thể bỏ qua
Gia Lai là nơi hội tụ của những nét ẩm thực độc đáo, với nhiều món ăn hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Một số ăn đặc trưng của Gia Lai như gà nướng, cơm lam, cá suối nướng muối ơn, heo sọc dưa, bò một nắng, rau rừng… là những món ăn quen thuộc bạn không thể bỏ qua khi đến nơi đây. Các món ăn tuy đơn giản nhưng được chế biến từ nguyên liệu sẵn có với hương vị đậm đà thơm ngon chắc chắn sẽ làm bạn thích thú.
Bên cạnh đó, Gia Lai còn có nhiều loại đặc sản truyền thống có thể mua về làm quà như rượu cần, mật ong rừng, cà phê, tiêu, chôm chôm, sầu riêng, bơ…
Nếu đến Gia Lai, bạn đừng quên ghé nhà hàng Thiên Thanh là một trong những nhà hàng nổi tiếng ở Gia Lai, nơi phục vụ các món ăn địa phương và các món ăn Việt Nam độc đáo, hấp dẫn. Sở hữu không gian rộng rãi, thoáng mát được thiết kế theo nhiều phong cách từ hiện đại, sang trọng đến gần gũi với thiên nhiên. Dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên nhà hàng nhiệt tình, chu đáo, sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng tối đa.
Nhà hàng Thiên Thanh phục vụ đầy đủ các món ăn đa dạng với đội ngũ đầu bếp được đào tạo. Mức giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đây chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Gia Lai.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt bàn một cách nhanh chóng.
Thông tin liên hệ:
- Nhà hàng sân vườn Thiên Thanh: Hẻm 58 Phạm Văn Đồng, tổ 2, phường Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai
- Nhà hàng tiệc cưới Thiên Thanh: Số 88 Phan Đình Phùng, Phường Tây Sơn, TP Pleiku, Gia Lai
- Wedsite: https://nhahangthienthanh.com
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 02693.826.209